Diễn đàn Sinh Viên Tài Chính - NLU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn sinh viên tài chính !
Mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn để diễn đàn ngày một phát triển hơn.
Merci beaucoup !
Diễn đàn Sinh Viên Tài Chính - NLU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn sinh viên tài chính !
Mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn để diễn đàn ngày một phát triển hơn.
Merci beaucoup !
Diễn đàn Sinh Viên Tài Chính - NLU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Sinh Viên Tài Chính - NLU


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược

Go down 
Tác giảThông điệp
hoang dinh
Admin
Admin
hoang dinh


Tổng số bài gửi : 25
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 02/04/2010
Age : 34

Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Empty
Bài gửiTiêu đề: Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược   Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược EmptyFri Apr 02, 2010 3:26 pm

Giám đốc tài chính (CFO) với tư duy chiến lược? rất đang “hot”. Hay nhấn mạnh một lần nữa rằng không một CFO nào cho rằng mình thiếu tư duy chiến lược hoặc thiếu khả năng thiết lập và quản lý chiến lược của công ty - ít nhất sau khi CFO nghỉ việc tại công ty, họ mới có thể thoải mái phàn nàn rằng sếp đã hạn chế tư duy và tầm ảnh hưởng chiến lược của họ.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang từng bước bật dậy phát triển sau thời kỳ khủng hoảng tài chính, Tổng Giám đốc (CEO) không chỉ mong muốn hợp tác với một CFO có “tư duy chiến lược” mà còn là một “đối tác kinh doanh chiến lược”, ý kiến của những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hàng đầu.

Theo ông Andrew Reina - Chuyên gia tuyển dụng và là Giám đốc khu vực của Ajilon Finance Solutions “Một Giám đốc tài chính kỳ cựu, không có lựa chọn nào khác, là phải trở thành một giám đốc kinh doanh chiến lược. Nếu trước đây một CFO thường hi vọng được bổ nhiệm vào ban điều hành của công ty và trở thành CEO, thì ngày nay họ được kỳ vọng phải làm được điều đó”.

Ông PhilipTulimieri, Giáo sư trường Kinh doanh Baruch - Zicklin và là cựu Giám đốc Hãng kiểm toán Deloitte còn nhấn mạnh hơn nữa khi đưa ra mô hình quản lý điều hành mới với vai trò bình đẳng giữ CEO và CFO. “Chúng ta cần thừa nhận rằng chỉ một người điều hành doanh nghiệp là quá khó khăn, và CFO ngày nay được trang bị kiến thức tốt hơn để cùng với CEO đóng vai trò chủ đạo trong quản lý doanh nghiệp”. Ông Philip và một đồng nghiệp là ông Moshe Banai gần đây đã viết một bài báo nghiên cứu về sự kết hợp giữa CEO - CFO.

Tất cả điều này như một tín hiệu tích cực đối với các nhà quản trị tài chính, những người đã sẵn sàng thể hiện được “tư duy chiến lược” và “tư cách đối tác kinh doanh chiến lược” trong lý lịch (CV) của mình. Tuy nhiên, viễn cảnh của dự kết hợp giữa Giám đốc tài chính chiến lược và Tổng Giám đốc còn khá xa vời. Những hội thảo gần đây đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này.

Ít nhất một thập niên trước đây, câu truyện đã diễn biến đúng theo chiều hướng này: Giám đốc tài chính sẵn sàng thoát khỏi sự chú ý vào những số liệu tài chính và bắt đầu chú tâm vào những vấn đề kinh doanh toàn cục của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính bắt đầu quan tâm đến những vấn đề như mở thêm các chi nhánh tại Mỹ La Tinh và Châu Âu, hay có nên mua lại đối thủ cạnh tranh hay phát triển các chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ hơn, Giám đốc tài chính nghĩ xem nên dừng lại hay tiếp tục đầu tư vào các dự án chưa thấy tiềm năng.

Tóm lại, Giám đốc tài chính sẽ phải chứng minh rằng họ có đủ quyền lực và tầm nhìn để có thể đóng vai trò của một CEO bất cứ lúc nào. Đạo luật Sarbanes-Oxley tạm thời đang là một trở ngại đối với sự thay đổi mang tính cách mạng này khi yêu cầu công việc của CFO sa đà vào những số liệu tài chính và những công việc mang tính tuân thủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đang cho rằng giới quản trị tài chính đang trở lại đúng con đường của mình.

Chắc chắn một số CFO đang cho rằng mình thực sự đã đạt như kỳ vọng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thực tế vẫn còn khá xa so với mức độ kỳ vọng. Corporate Executive Board, một tập đoàn tư vấn, gần đây đã tiền hành điều tra 70 CFO xem họ sử dụng thời gian của mình như thế nào. Trong số 70 CFO đó, chỉ có 17% là có xu hướng trở thành “người lãnh đạo hiệu suất làm việc”, một người quản lý có thể ứng biến một cách nhanh chóng đối với bất kỳ thay đổi trên thị trường và luôn biết tận dụng lợi thế và chớp lấy những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, người mà mọi hành động đều nhằm phục vụ mục tiêu tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp. Số còn lại trong số 70 người rơi vào nhóm hoàn toàn có thể chấp nhận được - gọi là “nhóm tối ưu hóa quy trình” và “nhóm xây dựng đồng tâm”. Tuy nhiên, nhóm này là những nhà quản lý không làm cho công ty tiến lên phía trước.

Hơn nữa, có ý kiến cho rằng CFO có lối tư dụy rộng để có thể trở thành CEO là rất ít. Trong nhóm 500 CEOs hàng đầu do Tạp chí Fortune bình chọn, chỉ có 83 CEOs, tương đương 17%, đã từng nắm giữ vị trí CFO. Số lượng CFO được bổ nhiệm trực tiếp làm CEO thậm chí còn thấp hơn rất nhiểu, 19 người.

Và tỉ lệ bổ nhiệm này không cho thấy sự chuyển biến sáng lạn. Một trong số 19 CEO này đã được bổ nhiệm năm nay, điều này trái ngược với năm 2008 là 3 CEO, 2007 là 5 CEO. Không xác định được số CFO được trực tiếp bổ nhiệm thành CEO tạo ra điều gì đó khác biệt.
“Các công ty đang tìm kiếm những CFO có thể tiếp bước CEO, nhưng thực tế cho thấy rằng không một ai trong top 500 Fortune CEO được tuyển dụng với tư cách là CFO có thể tiếp bước vai trò của CEO”, trích lời ông Christopher Langhoff, giám đốc điều hành của một công ty tài chính tại Russell Reynolds đang tiến hành nghiên cứu con đường từ CFO trở thành CEO. Trung bình phải mất 19 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty (bất cứ vị trí nào) để được thăng chức lên CEO. Ông Christopher cũng nhấn mạnh rằng “bạn không nên vội vàng bước từ vị trí CFO lên CEO trong thời gian ngắn”

Đa số chính các CFO dường như có suy nghĩ mẫu thuẫn về vị trí của họ đối với phạm vi chiến lược của doanh nghiệp. Theo cuộc khảo sát về CFO gần đây, khoảng 150 CFO tương đương gần 90% nhận mình có tiếng nói trong điều hành chiến lược doanh nghiệp. Tuy nhiêm 35% cho rằng CFO chưa định hướng được vai trò chiến lược của mình. Và chỉ 1 trong 5 người nói rằng họ giành nhiều thời gian hơn trong hoạch định chiến lược cho công ty trong năm vừa qua.

Tất nhiên, khái niệm về chiến lược vẫn còn mơ hồ. Một số người đơn giản như chỉ được mời đến một cuộc họp hoạch định chiến lược mà không biết thực tế rằng chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc là một ưu tiên mới của công ty.


Nguồn: Bài viết của Alix Stuart trên Tạp chí CFO (Thuộc The Economists)
Về Đầu Trang Go down
 
Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược Giám đốc tài chính với tư duy chiến lược
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VietPon.com -Mạng giảm giá cao cấp của Nhật chính thức ra mắt
» Giám đốc tài chính - CFO, liệu thực sự hữu ích trong doanh nghiệp?
» Thống đốc ngân hàng: 'Cho vay thỏa thuận, lãi suất sẽ giảm'
» Dự đoán chiến tranh thế giới III ?!!!
» Clash Of The Titans - Cuộc Chiến Giữa Các Vị Thần

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Sinh Viên Tài Chính - NLU :: Chuyên đề kinh tế :: Thảo luận-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất